Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia đều có những bí quyết và nguyên liệu riêng để tạo nên hương vị nước mắm đặc trưng cho riêng mình. Bài viết này sẽ đưa bạn đi khám phá những điểm nổi bật của nước mắm của một số quốc gia trên thế giới.
1. La Mã - quê hương của nước mắm
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng nước mắm là loại gia vị đặc trưng của người phương Đông, đặc biệt là các nước Đông Nam Á với các vùng biển rộng. Nhưng sự thật ít ai biết được, đó là quê hương của loại gia vị này lại nằm ở phương Tây.
La Mã được cho là quê hương của nước mắm. Thời đó, ở La Mã thì muối được sử dụng như một loại “tiền tê” để giao thương, trao đổi hàng hóa, thậm chí nắm giữ vai trò ổn định kinh tế của các hoàng đế La Mã. Do đó, muối luôn được sử dụng rất tiết kiệm. Nhưng từ đó, nhiều người đã nảy sinh ý tưởng ướp cá với muối để tạo nên một dung dịch mặn dùng trong bữa cơm, và các nhà khoa học đã coi đó là xuất phát điểm của nước mắm ngày nay. Cách làm nước mắm của người La Mã cũng khá là đơn giản, chỉ là ướp muối với các loại cá biển có sẵn như cá chình, cá mòi hoặc cá cơm.
Dân La Mã có hai tên gọi cho nước mắm: Garum và liquamen, nhưng garum là từ phổ biến hơn. Ban đầu garum là loại nước lên men thu về sau khi ủ các phần thừa như ruột cá, mang cá, vây cá….trong muối. Dần dà người La Mã chuyển sang ủ nước mắm bằng các mẻ cá nguyên con. Nguyên liệu càng xịn thì nước mắm càng đắt tiền, và thời ấy nước mắm ở La Mã niêm yết đủ loại giá. Garum ủ bằng ruột rà, vây, mang thừa thãi sẽ rẻ tiền hơn, chủ yếu dành cho dân lao động hoặc nô lệ. Garum từ cá ngon, mực ngon sẽ đắt ngang rượu vang xịn. Tính theo tiền tệ thời hiện đại, một chai nước mắm tốt dành cho tầng lớp quý tộc thời ấy sẽ có giá xấp xỉ 500 USD( cỡ 12 triệu VNĐ) thời nay.
Bình cổ đựng Garum (nước mắm) của người La Mã
Người La Mã cổ xưa dùng nước mắm trong đủ món: pha nước sốt để trộn rau củ, nước sốt để chấm thịt nước, làm gia vị cho món hầm, tạo mặn cho các món đậu, ướp các kiểu heo bò gà.
Các sách nấu ăn còn sót lại từ thời xa xưa còn ghi rằng dân La Mã lấy nước mắm phết lên bánh mì, hoặc dùng trộn pasta. Họ còn pha garum với các nguyên liệu khác như ngày nay chúng ta pha nước chấm. Dần dà garum trở thành món đế chế La Mã đem đi trao đổi buôn bán với các nước khác. Các nhà khảo cổ tin rằng nhờ giao dịch vận chuyển trên con đường tơ lụa mà garum đến với Châu Á.
2. Italia
Colatura di alici là tên gọi nước mắm ở Italia, được sản xuất từ những con cá cơm đánh bắt từ thị trấn Cetara, bờ biển Amalfi. Nước mắm Colatura de alici đạt chuẩn cần có màu hổ phách tuyệt đẹp, kết cấu sánh đặc; hương vị ướp ủ cá lâu năm với muối trong thùng kín.
Tuy nhiên, Colatura de alici khác với nước mắm Đông Nam Á ở quá trình sản xuất cầu kỳ. Colatura de alici chỉ sử dụng cá cơm và muối, sau khi ủ 3 năm, người ta sẽ chắt lấy nước cốt cá cho vào các bình thủy tinh và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong 4-5 tháng nhằm để nước bay hơi, làm tăng độ đạm của nước mắm. Sau đó, nước mắm tiếp tục được đổ lại thùng và để nhỏ giọt từ từ nhằm thu được nước mắm cốt.
Nước mắm Colatura de alici của Italia
Với sự đặc biệt, cầu kỳ trong chế biến và hương vị thơm ngon, đậm đà. Colatura de alici trở thành một trong những loại nước mắm đắt giá nhất thế giới. Hiện nay, Colatura de alici có giá dao động từ 4 - 12 triệu đồng/lít, thậm chí còn cao hơn tùy thuộc vào chất lượng và đơn vị sản xuất.
- Các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Khi La Mã sụp đổ, việc giao thương buôn bán mắm bị đình trệ. Những người Á Đông đành phải tự mày mò tìm cách ủ nước mắm cho mình để còn nấu nướng. Cuối cùng, sau rất nhiều lần thử nghiệm, họ đã thành công.
Các nước Châu Á, kể cả Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu tràn ngập nước mắm tự sản xuất sau thế kỷ thứ 5, đặc biệt ở các vùng có bờ biển dài, nắng nhiều, muối không hề đắt như bên trời Tây thời xưa.
Ở Nhật hiện nay vẫn còn vùng chuyên làm nước mắm, thị trấn Notocho của tỉnh Ishikawa chào mời hai đặc sản: ishiri (nước mắm mực) và ishiru (nước mắm cá), được ủ bằng kỹ thuật lưu truyền từ thế kỷ thứ 5 cho đến giờ. Dân làng Notocho dùng nước mắm để nêm lẩu, ướp thịt, nêm canh,..... Và đây cũng là một trong những loại nước mắm tốt được xếp hạng ở trên thế giới.
Nước mắm ishiru của Nhật Bản
Tại Thái Lan, nước mắm có tên gọi “nam bplah”. Nước mắm nguyên chất tại Thái Lan được chế từ nước sạch, cá và muối để lên men. Người Thái Lan từ xa xưa đã biết cách sản xuất nước mắm bằng các loại cá nhỏ, ít giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, người Thái Lan chủ yếu dùng cá biển làm nước mắm. Trong các loại cá biển, cá cơm hoặc các loại thuộc họ cá cơm với chiều dài khoảng 5 - 12 cm được sử dụng nhiều nhất vì nguồn cung nguyên liệu rất dồi dào, đặc biệt ở vùng ven vịnh Thái Lan và biển nam Trung Quốc.
Những loại cá lớn hơn như cá thu mackerel hay cá mòi sardine cũng được sử dụng làm nguyên liệu chế biến nước mắm; nhưng đây là những loại cá có giá trị kinh tế cao và thường được sử dụng làm thực phẩm trực tiếp cho con người, do đó nước mắm chế biến từ các loại cá này rất hiếm. Người Thái cũng tận dụng xác cá còn lại sau khi chất cốt đầu, để chế biến nước mắm cốt loại 2 và loại 3. Hương vị của các loại nước chấm này không đậm đà như loại 1.
Quy trình sản xuất nước mắm khá mất thời gian, công sức, lại đòi hỏi nguyên liệu phải thật tươi ngon nên các cơ sở nước mắm quy mô lớn phải có nguồn lực tài chính dồi dào mới duy trì được sản xuất. Nhung đó cũng chính là lý do, trên thị trường Thái Lan không còn nhiều nước mắm nguyên chất thực sự. Để hỗ trợ quá trình lên men, các công ty quy mô lớn đã dùng đến một vài loại men hoặc axit, chất tạo hương, tạo màu.
Nước mắm truyền thống tại Việt Nam đã có hơn 300 năm lịch sử và đã trải qua rất nhiều biến động. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều vùng nước mắm ngon từ Nam ra Bắc, như Phú Quốc - Kiên Giang, Cà Ná - Ninh Thuận, Nha Trang - Khánh Hòa, và không thể không nhắc đến nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest ở Vân Đồn (Quảng Ninh).
Nước mắm Sá Sùng Vân Đồn Vanbest kết hợp hương vị giữa nước mắm hiện đại và nước mắm truyền thống của Việt Nam
Nước mắm Sá Sùng Vân Đồn Vanbest được đánh giá vừa có vị ngọt đậm, vừa có mùi thơm dịu ngậy, màu vàng nâu cánh gián, không có chất điều vị, đạm công nghiệp và phụ gia. Thực khách thưởng thức nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest nguyên chất với đồ ăn giàu đạm và dầu mỡ, sẽ có cảm giác ngon miệng, đậm đà và bổ dưỡng hơn nhờ các nguyên liệu tự nhiên từ cá cơm, cá thu, tép moi và sá sùng - đặc sản quý hiếm của vùng biển Vân Đồn.
__________________
Mua sắm các sản phẩm của Vanbest tại các kênh:
Shopee: https://shopee.vn/anhtuannewstar
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/nuoc-mam-sa-sung-van-don/
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/dac-san-van-don
Sendo: https://www.sendo.vn/shop/vanbest-huong-vi-quang-ninh
TikTok Shop: https://www.tiktok.com/@nuocmamsasungvanbest
Zalo Shop: https://zalo.me/app/link/zapps/2589573568261763553/ministore
-----
Web: http://Vanbest.vn
Nhà máy chế biến Đặc sản Hải sản, Thủy sản Vân Đồn
Địa chỉ: thôn Khe Ngái xã Đoàn Kết huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
Liên hệ: 038.281.6666 hoặc 0904.490.666
#Nuocmamsach #nuocmamtruyenthong #nuocmamsasung #Vanbest