Nước mắm sá sùng vân đồn

Cách phân biệt các độ đạm nước mắm và tiêu chuẩn để chọn nước mắm ngon

Việc lựa chọn độ đạm làm yếu tố xem xét chất lượng của nước mắm là rất cần thiết. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào đó thì người tiêu dùng vẫn chưa thể lựa chọn được loại nước mắm ngon. Bởi vì độ đạm của nước mắm có thể được hình thành bằng nhiều hình thức khác,...

Từ lâu việc dựa vào độ đạm để đánh giá chất lượng của nước mắm là điều quen thuộc với nhiều người dùng. Vậy độ đạm nước mắm là gì? Bạn có muốn biết cách phân biệt các độ đạm nước mắm như thế nào hay không? Hãy cùng Vanbest giúp bạn tìm hiểu chi tiết và đúng thông tin này nhé.

Độ đạm của nước mắm là gì?

Độ đạm của nước mắm được định nghĩa là tổng hàm lượng đạm (lượng Nitơ trong nước mắm), đạm amin và đạm amon có trong một chai nước mắm. Trong đó, hàm lượng đạm Nitơ chính là yếu tố quyết định đến đánh giá thứ hạng nước mắm ngon chuẩn nhất. Lượng đạm amin là đạm quyết định giá trị dinh dưỡng của chai nước mắm, loại đạm trong chai nước mắm ở dưới dạng Acid Amin (g/l).

Bên cạnh đó, độ đạm của nước mắm truyền thống còn bao gồm các loại đạm Amon (đạm thối) -  loại đạm này nếu càng nhiều trong chai nước mắm thì sẽ càng làm giảm chất lượng.

Để đánh giá độ đạm của nước mắm thường chú ý nhiều nhất đến các hàm lượng đạm tự nhiên cao như acid amin, acid nucleic, peptide, polypeptide,... cùng các loại đạm vô cơ như NH3, muối nitrate, muối amoni, ... Đây là những loại đạm rất tốt cho sức khỏe và giúp nước mắm truyền thống ngon. Đặc biệt nước mắm KHÔNG sử dụng chất bảo quản, hóa chất công nghiệp, chất tạo đạm như axit amin, urê, melamine…

Cách phân biệt các độ đạm nước mắm truyền thống

Ngoài việc biết được khái niệm độ đạm của nước mắm là gì, cách kiểm tra độ đạm của nước mắm cũng rất quan trọng. Nước mắm truyền thống sạch được làm thủ công hoàn toàn với thành phần chỉ từ cá biển và muối. Một chai nước mắm nhĩ được đánh giá ngon nhất là khi thành phẩm được chắt lọc từ quá trình thủy phân của cá và muối mặn. 

Trong giai đoạn ủ muối, lu mắm sẽ được tiếp xúc ánh nắng tự nhiên với môi trường bên ngoài, thường xuyên được đánh đảo chăm sóc để mắm lên men tự nhiên. Hệ tiêu hóa có sẵn trong ruột cá muối cùng muối mặn sẽ ức chế vi khuẩn, chuyển hóa protein trong thịt thành đạm dễ hấp thu tạo nên các axit amin có lợi cho sức khỏe người dùng.

Đây cũng là điều tạo nên độ đạm của nước mắm truyền thống cao, thơm ngon, sạch. Không cần sử dụng các loại hương liệu, phụ gia hay chất bảo quản nào rất an toàn. Độ đạm cao nhất của nước mắm hiện nay thường là 30N g/l – 40 N g/l. Độ đạm tối đa của nước mắm thường chỉ từ 43N g/l – 45 N g/l. 

Độ đạm của nước mắm đang được tính khi áp dụng làm nước mắm theo phương pháp truyền thống từ ngàn đời..

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003), độ đạm của nước mắm sẽ chia làm 4 loại sau đây:

  • Loại đặc biệt: Độ đạm của nước mắm trên >30 N g/l 
  • Loại thượng hạng: Độ đạm của nước mắm trên >25 N g/l
  • Nước mắm hạng 1: Độ đạm của nước mắm trên >15 N g/l.
  • Nước mắm hạng 2: Độ đạm của nước mắm trên >10 N g/.

Cần lưu ý với những chai có ghi độ đạm dưới 10 N g/l thì không được gọi là nước mắm. Vì vậy, đây cũng chính là các tiêu chí xác định độ đạm của nước mắm truyền thống chuẩn. 

Đặc biệt, cách kiểm tra và phân biệt các độ đạm nước mắm người tiêu dùng nên chú ý trong tem nhãn có sự can thiệp của các loại chất tạo đạm như: axit amin, urê, melamine… hay không.

Kết luận, độ đạm của nước mắm truyền thống (đạm tự nhiên, không can thiệp chất tạo đạm, công nghệ) nếu càng cao thì sẽ càng ngon và giá thành thường sẽ cao hơn.

Có phải độ đạm là yếu tố quyết định đến chất lượng nước mắm?

Với những thông tin bên trên chắc hẳn chúng ta cũng đã biết cách phân biệt các độ đạm nước mắm. Vậy đây có phải là yếu tố quan trọng để chọn mua được sản phẩm chất lượng không? 

Có thể nói, việc xem xét độ đạm để chọn nước mắm là cần thiết tuy nhiên thông tin này thực sự không quá quan trọng.

Bởi nếu chỉ dựa vào độ đạm, người dùng chưa hẳn đã có thể lựa chọn được đúng loại nước mắm ngon hoặc mắm chất lượng. Trên thực tế, độ đạm của nước mắm có thể được tạo thành bằng nhiều phương pháp khác nhau, do đó những chai nước mắm này chưa hẳn đã sở hữu độ đạm tự nhiên, tốt cho sức khỏe người dùng.

Để chọn mua được một chai nước mắm chuẩn, phù hợp bạn nên dựa vào những yếu tố sau đây:

  • Quan sát bằng mắt: Thông thường những chai nước mắm truyền thống sẽ có màu trong, hơi đậm, trong khi các loại nước mắm công nghiệp cũng có màu trong nhưng rất nhạt. Một điều mà chúng ta có thể để ý chính là màu của nước mắm truyền thống sẽ gia tăng độ đậm sau khi mở nắp sử dụng.
  • Dựa vào khứu giác: Điểm chung của các loại nước mắm truyền thống chính là có chung mùi vị hơi nồng, trong khi nước mắm công nghiệp sở hữu mùi thơm nhạt hơn. Chính vì thế mùi mắm truyền thống lưu lâu hơn, không dễ bay mất mùi ngay như mắm công nghiệp.
  • Chú ý hạn sử dụng: Thông thường nước mắm truyền thống có hạn sử dụng trong khoảng từ 2 – 3 năm, lâu dài hơn so với thời hạn 12 – 18 tháng của các loại nước mắm công nghiệp.

Hi vọng với bài chia sẻ về khái niệm độ đạm của nước mắm là gì? Cách phân biệt các độ đạm nước mắm sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn chai nước mắm tốt nhất phù hợp cho gia đình mình.

Để mua nước mắm truyền thống sạch, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Vanbest theo hotline 0904490666 chúng tôi sẽ tư vấn, giúp quý vị biết cách kiểm tra độ đạm của nước mắm truyền thống, loại nước mắm ngon, an toàn và tốt cho sức khỏe.

Bài viết liên quan

Bản quyền VNPT © 2024